Về nguồn gốc
Di Lặc lại là vị Bồ Tát theo quan niệm của Phật giáo Ấn Độ. Theo đó Bồ Tát Di Lặc sẽ xuất hiện sau nhiều triệu năm nữa để cứu rỗi chúng sinh. Đem ánh sáng và sự từ bi vô lượng tới chúng sinh. Điều thú vị là hình ảnh Phật Di Lặc thường thấy ở Việt Nam đã được thay đổi từ sự “khác xạ văn hóa” qua nẻo đường Trung Quốc.
Phật Di Lặc chúng ta thường thấy được xây dựng hình tượng từ cảm hứng về vị hòa thượng Bố Đại bên Trung Quốc. Vị hòa thượng này to béo, ở trần, hay chơi cùng trẻ con. Ông có chiếc bao bố chứa nhiều điều kì diệu, tính tình vui vẻ, hay giúp đỡ người khác. Bố Đại hòa thượng hoàn toàn vị tha, vô ngã, tiêu dao – tự tại. Khi viên tịch ông có nói rằng chính mình là Phật Di Lặc thoát thai.
Về ngoại hình
Phật Di Lặc được hình dung dưới hình dáng 1 nhà sư trung niên to béo. Ở trần, bụng phệ, miệng luôn tươi cười. Phật Di Lặc trên chùa thì cầm tràng hạt, còn hình ảnh Phật Di Lặc trong dân gian thì thường được nhân dân sáng tạo với đa dạng các biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng như túi tiền, thỏi vàng, cành đào…
Về ý nghĩa
Phật Di Lặc mang ý nghĩa bao trùm cho muôn sự hạnh phúc. Hạnh phúc về sự giác ngộ tuyệt đối. Sống cuộc đời thanh thản, tiêu dao, vô thường, vô ngã.
Về cách thờ cúng
Tượng Di Lặc có thể thờ cúng hoặc trưng bày trang trí cho hài hòa. Phật Di Lặc khi thờ cúng thì đều được lập ban thờ riêng, ở vị trí cao ráo, trang trọng.
Ngày 1 tháng 1 hàng năm được coi là ngày Phật Di Lặc đản sinh, ngày 8 tháng 1 là ngày Vía Phật Di Lặc. Khi thờ cúng Phật Di Lặc thì người ta luôn luôn cúng bằng cỗ chay.
Khấn Phật Di Lặc để cầu mong cho tâm hồn thanh thản, vô thường, vô ngã, cầu sự minh triết, giác ngộ chứ không chỉ là cầu tài lộc, tiền vàng.